Hiện, chữ ký số là công nghệ được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc trong nhiều hoạt động, như giao dịch điện tử, kê khai thuế điện tử, hải quan điện tử, ngân hàng…
Thị trường chữ ký số với hơn 350,000 khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân) đang dần sôi động trong vài năm trở lại đây, kéo theo những vấn đề bất cập, những chiêu trò câu kéo, làm “hoa mắt” người dùng nhằm thu lợi nhuận bởi những cá nhân, đại lý, tổ chức bán chữ ký số.
Vậy, người sử dụng cần làm gì để bảo vệ mình, mà vẫn sử dụng chữ ký số an toàn và hiệu quả?
Hiện, chữ ký số là công nghệ được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc trong nhiều hoạt động, như giao dịch điện tử, kê khai thuế điện tử, hải quan điện tử, ngân hàng… Được hiểu như con dấu điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, và có giá trị pháp lý tương đương chữ ký tay, chữ ký số là thông tin được mã hóa bằng khóa riêng của người gửi, được đính kèm theo văn bản nhằm đảm bảo cho người nhận định danh và xác thực đúng nguồn gốc, tính toàn vẹn của dữ liệu nhận được.
Người sử dụng “ký số” trên các tài liệu trực tuyến bằng cách tạo ra một khóa riêng với thiết bị sinh khóa gọi là “token key” do nhà cung cấp phát hành. Thời gian đăng ký sử dụng chữ ký số tùy thuộc vào người dùng, thường từ 1 đến 3 năm. Hết thời gian này, người dùng cần thực hiện gia hạn nếu muốn tiếp tục sử dụng. Nắm bắt được việc này, các đại lý, tổ chức bán chữ ký số đã tận dụng nhiều “kỹ xảo” khiến người dùng phải chuyển đổi nhà cung cấp, mua chữ ký số do họ phát hành.
Hình thức thường thấy là khách hàng sẽ bị nhận những cuộc gọi thông báo hết hạn chữ ký số và cần gia hạn mới. Hoặc khách hàng sẽ được thông báo là token đang dùng không còn hiệu lực sử dụng, cần phải đổi mới hoặc đăng ký lại. Người bán sẽ đến tận nơi đổi, “thu hồi” token chữ ký số và thay bằng token họ cung cấp.
Không chỉ bằng điện thoại, email cũng được những người bán tận dụng để “phẫu thuật” thành thông báo của cơ quan nhà nước giả với nội dung gia hạn chữ ký số, kèm thông tin liên lạc. Những thông báo giả này đương nhiên không được gửi từ các cơ quan nhà nước, như Tổng cục Thuế, Cục Hải quan…
Tinh vi hơn, ở những phần mềm khai báo cần thông tin xác nhận chữ ký số như phần mềm đầu cuối khai báo thuế điện tử, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử, khách hàng khi sử dụng chữ ký số không đúng với chữ ký số do nhà cung cấp phần mềm này chỉ định sẽ nhận được thông báo lỗi chữ ký số hoặc chữ ký số không tương thích.
Trong những trường hợp này, người dùng cần tỉnh táo để liên lạc ngay với nhà cung cấp chữ ký số đang sử dụng và nhận tư vấn về thời gian hết hạn, cách khắc phục để sử dụng chữ ký số thành công. Đồng thời, người dùng phải kiểm tra thông tin trên token key về thời gian phát hạn, hết hạn và những thông tin liên quan, kết hợp kiểm tra lại chính xác địa chỉ email, số điện thoại của nhà cung cấp. Trong trường hợp trực tiếp gặp người bán chữ ký số, người dùng cần kiểm tra thông tin và con dấu trên giấy giới thiệu làm việc.
Đơn cử, khi sử dụng chữ ký số FPT.CA của Trung Tâm Dịch vụ điện tử FPT, người dùng cần lưu ý đến đuôi email liên hệ với khách hàng (@fpt.com.vn), số điện thoại chính xác đăng trên website. Hay khách hàng có thể tự kiểm tra thời hạn sử dụng chữ ký số bằng cách cắm thiết bị token do FPT cung cấp vào máy tính. Click 2 lần vào biểu tượng FPT ngay góc phải phía dưới màn hình. Tại đây, những thông tin về thời gian bắt đầu sử dụng chữ ký số, thời gian hết hạn, thông tin của khách hàng, nhà cung cấp sẽ được hiển thị rõ ràng để xác minh.
Đặc biệt, trong các dịch vụ công của nhà nước như hải quan điện tử hay thuế điện tử, người dùng còn nên lưu ý đến tính “hợp chuẩn” của chữ ký số. Theo quy định của cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế, chữ ký số hợp chuẩn là chữ ký số của nhà cung cấp được Bộ TT&TT cấp phép. Danh sách các nhà cung cấp chữ ký số hợp chuẩn được công bố trên trang web của Tổng cục Thuế và Hải Quan. Hiện có 8 công ty được Bộ TT&TT cấp phép cung cấp chữ ký số , tuy nhiên, đồng thời được công nhận bởi cả hai cơ quan này chỉ có 2 công ty, gồm FPT và TS24.
Thị trường chữ ký số tại Việt Nam mới bước vào giai đoạn phát triển, nhưng đã vấp phải nhiều khó khăn, bởi việc lừa đảo tràn lan của những cá nhân, đại lý, tổ chức bán chữ ký số. Để dẹp bỏ nỗi lo cho người dùng, các cơ quan nhà nước cần vào cuộc mạnh mẽ hơn để chấn chỉnh tình trạng này. Bên cạnh đó, bản thân các nhà cung cấp chữ ký số cũng cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn để giúp người dùng tự bảo vệ mình, tránh rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang”.
A.D
Liên hệ hỗ trợ chữ ký số 078.333.0247 ( Zalo)
Kinh doanh khách lẻ 08.5759.8368 Mr Tài
Tuyển đại lý 0906.657.659 A Vương
Rất hân hạnh phục vụ quý doanh nghiệp và hỗ trợ bộ phận Phòng Kế Toán!
Bài viết liên quan
TP.HCM sử dụng chữ ký số từ đầu năm 2017
Cùng với chữ ký số, TP.HCM sẽ bãi bỏ văn bản giấy, sử dụng văn
Chữ ký số “đánh đố” doanh nghiệp
Việc sử dụng chữ ký số là giải pháp không chỉ thuận lợi cho các
Công ty TS24 bị “tố” chặn chữ ký số của doanh nghiệp khác
Nhiều doanh nghiệp cung cấp chữ ký số cho biết, thời gian qua, khi triển
Chữ ký số và những chiêu trò “hoa mắt” người dùng
Hiện, chữ ký số là công nghệ được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc
Th2
Áp dụng chữ ký số để hạn chế được việc bị ăn cắp tiền trong tài khoản
Dịch vụ chữ ký số giá rẻ? cucpth Theo VTV Liên hệ hỗ trợ chữ
Áp dụng chữ ký số để lưu ký chứng khoán
Công ty An ninh mạng Bkav vừa cho biết đã nghiên cứu, triển khai thành